12 bước tạo kế hoạch Marketing mẫu chi tiết (Siêu Hiệu Quả)

Đằng sau những dự án kinh doanh online thành công là một kế họach marketing qua internet được nghiên cứu một cách chặt chẽ, kỹ càng. Internet marketing là một bản kế hoạch hướng dẫn công ty một cách chi tiết, từng bước một tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty mình đến với thị trường mục tiêu cụ thể nhưng vẫn tập trung vào mục tiêu tiếp thị của mình.

Kế hoạch internet marketing được thiết lập sẽ xác định tất cả các thành phần thuộc chiến lược marketing của công ty. Bạn sẽ là người tạo lập tất cả các chi tiết của việc phân tích thị trường, bán hàng, chạy quảng cáo, chiến dịch quan hệ công chúng. Chiến lược marketing phải là sự phối hợp chặt chẽ giữa marketing online và cả marketing truyền thống.

Để thiết lập một kế hoạch marketing online chúng ta cần thực hiện đầy đủ các bước để đạt được hiệu quả cũng như đáp ứng đầy đủ nội dung của một bản marketing đề ra.

Tổng quan

marketing plan

Tổng quan là phần mà rất nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua trước khi đưa ra một chiến lược marketing online cụ thể. Thường tâm lý họ cho rằng đây là bước không cần thiết hoặc sẽ làm nhưng theo kiểu câu nệ không tỉ mỉ. Tuy nhiên, đây lại là một lối suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi lẽ khi phần gốc không vững thì các phần sau cũng không được chắc chắn. Vì vậy hãy chắc chắn từng bước một, sản phẩm cũng sẽ vì thế mà hoàn thiện một cách hoàn hảo hơn. Ở phần này, bạn cần nêu rõ được hai vấn đề chính. Một là, tóm tắt mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing tổng thể của doanh nghiệp của bạn. Hai là, những con số then chốt về sản phẩm của doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh và thị trường tiêu thụ. Sau khi đã có những “phần rễ” cố định này rồi, bạn sẽ dễ hình dung và phác họa nên được phần khung cơ bản, sau đó sẽ dễ dàng lắp ráp các phần tiếp theo cho bản kế hoạch được hoàn hảo.

Mục tiêu của bản kế hoạch

Mục tiêu chính là yếu tố then chốt quyết định định hướng kế hoạch marketing cho một sản phẩm, một doanh nghiệp. Chính vì vậy, đây là phần không thể thiếu của một bản kế hoạch marketing mẫu.

Ở phần này, chúng ta phải giải quyết được các ý chính sau. Thứ nhất, liệt kê các mục tiêu theo quy tắc SMART. Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu một cách hiệu quả, giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch với 5 tiêu chí: Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Actionable (Khả thi), Relevant (Liên quan) và Time-Bound (Thời hạn đạt mục tiêu). Nói cách khác, mô hình SMART được áp dụng để giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh phù hợp theo từng thời điểm khác nhau. Ngoài ra, mô hình này còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp xem xét và hoàn thiện hơn quá trình vận hành kinh doanh của mình. Thứ hai, không thể thiếu, đó là nêu cụ thể các ngân sách.

Đánh giá được thực trạng

Đánh giá khách quan được tình hình hiện tại của doanh nghiệp và hiệu quả của các kênh Digital Marketing. Từ đó lựa chọn những yếu tố phù hợp cho chiến lược marketing online phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Để có được cái nhìn đầy đủ về thực trạng doanh nghiệp của bạn cần có những con số thống kê về thị trường, bên cạnh đó cần sử dụng các biểu đồ để dễ phân tích, … Ở phần này, việc sử dụng sơ đồ SWOT sẽ giúp việc phân tích trở nên dễ dàng và bao quát hơn. Mô hình SMART giúp bạn biết được đâu là ưu điểm, nhược điểm, thế mạnh, thách thức, cơ hội trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Từ đó để có những giải pháp để phát huy các thế mạnh, ưu điểm hay khắc phục các điểm yếu, thiết sót. Thứ hai, đưa ra được các con số cụ thể, đo lường được nhằm có một cái nhìn cụ thể, rõ ràn, không mơ hồ và “lơ mơ”. Khi phân tích mô hình SWOT nên bao gồm cả phạm vi bên trong và phạm vi bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp, có liên quan tới chiến lược marketing tổng thể của bạn, nguồn lực hiện tại, năng lực để cạnh tranh, nguồn nhân lực, độ chính xác, tin cậy của các chiến dịch nghiên cứu thị trường và các báo cáo thu được. Không thể bỏ qua các vấn đề nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới, các nền văn hóa, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới doanh nghiệp của mình. Từ đó, đưa ra được những lược tối ưu qua các phân tích cụ thể nêu trên.

Nghiên cứu thị trường

Ở khâu này, bạn cần có những giải pháp hữu ích để có thể thu thập, tổ chức, có được những dữ liệu về thị trường đã và đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty, doanh nghiệp của bạn sẽ bán ra. 

Hãy liệt kê thật rõ ràng những yếu tố như: Các tính năng, mô hình của thị trường bao gồm cả thời vụ, nhân khẩu học khách hàng, phân khúc thị trường, các thị trường mục tiêu, tiến hành tìm kiếm theo các loại sản phẩm và dịch vụ mà bạn muốn bán, kiểm tra về thực trạng doanh số bán hàng hiện nay của công ty, tìm hiểu thông tin của các nhà cung ứng, các hãng sản xuất mà bạn cần dựa vào. Bên cạnh đó là thông tin chiến lược của các thị trường mục tiêu.

Chiến lược sản phẩm

Hãy cho khách hàng của bạn biết những thông tin hữu ích về sản phẩm của doanh nghiệp bạn một cách chi tiết, bên cạnh đó đưa ra những yếu tố ưu việt mà chỉ sản phảm của bạn mới có. Hãy đóng vai một người sử dụng và cảm nhận những gì bạn cần ở một sản phẩm. Nếu chính bạn cũng cảm thấy hài lòng và đáp ứng được các nhu cầu ấy thì chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ được khách hàng đón nhận. Bạn phải trả lời được câu hỏi làm thế nào để sản phẩm của bạn liên kết với thị trường? Thị trường của doanh nghiệp bạn đang cần gì, hiện tại họ đang sử dụng những gì, họ cần gì hơn những gì họ đang sử dụng?

Thị trường cạnh tranh 

Muốn có một chỗ đứng nhất định và được mọi người nhớ đến, không thể không cạnh tranh. Thiết lập và phát triểnnhững đề xuất cách bán hàng độc đáo. Làm sao để sản phẩm của công ty bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh? Tại sao khách hàng lại nên chọn bạn thay vì một doanh nghiệp khác? Bạn càng làm khác biệt mình hơn so với các đối thủ cạnh tranh, bạn càng có nhiều cơ hội để thành công.

Sứ mệnh của sản phẩm

Lí giải được sứ mệnh của bạn là gì? Bạn đến với thị trường với nhiệm vụ cao cả gì? Bạn vì khách hàng thế nào? Điều gì làm nên sản phẩm bạn chứ không phải một sản phẩm khác? Nét độc đáo nào ở sản phẩm của doanh nghiệp bạn khiến khách hàng phải bỏ tiền ra để sở hữu?

Chiến lược internet marketing

Viết ra chiến lược internet marketing mà bạn muốn sử dụng trong hành trình quảng bá sản phẩm của mình.

Chẳng hạn: SEO, tức là sử dụng tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm (Google, yahoo, MSN, …) sẽ xếp hạng trang web của bạn vào top 10 kết quả tìm kiếm trên các kênh. Bằng cách này bạn có thể có tới hàng trăm, hàng ngàn người ghé thăm trang web của mình mỗi ngày miễn phí; Pay Per Click – Search Engine Marketing (Gọi tắt là SEM ): Khi bạn sử dụng dịch vụ này, bạn đang đấu thầu trên các từ khóa, các “key word” của mỗi bài; Affiliate Marketing: có nghĩa là sử dụng các website khác quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn và chia sẻ cho họ phần trăm lợi nhuận theo doanh số nhất định; Trao đổi liên kết: Tăng mức độ phổ biến cho website của bạn, thu hút thêm khách hàng và cũng có lợi cho SEO; Viết bài và chia sẻ: hãy viết bài trên website và tìm cách để chia sẻ bài viết ấy được nhiều nơi, nhiều người biết đến hơn, từ đó công cụ tìm kiếm cũng sẽ đánh giá cao bài viết ấy của bạn. Và tất nhiên không thể thiếu trong thời đại ngày nay, một điều hiển nhiên rằng khi bạn thành thạo và sử dụng mạng xã hội làm một kênh internet marketing hiệu quả để xây dựng thương hiệu của bạn, giúp bạn tương tác với người dùng dễ dàng và đơn giản hơn.

Chiến dịch quảng cáo truyền thống

Chiến dịch quảng cáo truyền thống mà marketing trực triếp sử dụng là thư chào hàng, tờ rơi, bưu thiếp, … thông qua các phương tiện quảng cáo, in ấn, biển quảng cáo, đài phát thanh, truyền hình, các chương chình đào tạo, hội thảo mà bạn đưa ra để nâng cao nhận thức. Hoặc bạn cũng có thể nhờ đến các chuyên gia để viết bài cho tạp trí, báo địa phương và các ấn phẩm khác mà ngành công nghiệp của bạn sẽ đọc, viết bài thông cáo báo chí, mở các triển lãm định kì, các chương trình giới thiệu, … 

Giá cả, định vị và xây dựng thương hiệu

Từ những thông tin đã thu thập được, bạn cầm thiết lập các chiến lược để có thể xác định giá của sản phẩm, vị trí mà sản phẩm của bạn sẽ đạt được trên thị trường và cách mà bạn sẽ có được sự khẳng định về thương hiệu.

Xác định nguồn ngân sách

Tùy thuộc vào nguồn ngân sách mà bạn nên đưa ra những chiến lược, những kế hoạch phù hợp để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu

Giám sát kết quả của chiến lược marketing

Qua quá trình kiểm tra và phân tích, bằng việc khảo sát ý kiến đánh giá từ khách hàng – người trực tiếp cảm nhạn sản phẩm của doanh nghiệp bạn để đánh giá được mức độ hiệu qura của chiến dịch marketing đnag làm, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp nếu cần thiết.

Bên cạnh đó bạn cần theo, dõi doanh số bán hàng, danh sách khách hàng tiềm năng, khách truy cập vào trang web của doanh nghiệp thường xuyên, phần trăm doanh số ấn tượng. Từ đó xác định chiến lược marketing nào đang mang lại nhiều khách hàng nhất và chiến lược nào mang lại ít khách hàng nhất. Sau đó cần đo lường tiền lãi đầu tư trên mỗi hoạt động marketing.

Trên đây là toàn bộ các bước để xây dựng nên một bản marketing cụ thể, hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có những bước đi cơ bản để hình thành nên một bản marketing oline chuyên nghiệp và đem lại nhiều hiệu quả giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.

[TUHA.VN] Phần mềm quản lý bán hàng Online tốt nhất hiện nay
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ