[TƯ VẤN] Kinh nghiệm mở cửa hàng sắt thép tại Hà Nội
Sắt, thép là một trong những vật liệu xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng. Các ngôi nhà, các khu công nghiệp, tất cả các công trình đều không thể hoàn thành nếu không có sự giúp sức của sắt thép. Có thể nói nhu cầu sử dụng sắt thép trong xây dựng sẽ không bao giờ giảm. Vì vậy, việc kinh doanh cửa hàng sắt thép được nhiều người lựa chọn, là một trong những phương án kinh doanh có xu thế phát triển mà bạn nên tham khảo.
Nếu như bạn muốn mở một cửa hàng sắt thép nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì bài viết này Tuha.vn sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm trong việc kinh doanh này nhé!
- Tham khảo : Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng
Thép xây dựng là gì?
Thép là vật liệu được chế tạo từ hợp kim với các thành phần chính bao gồm: sắt (Fe) và cacbon (C), từ 0,03% đến 2,07% theo trọng lượng, và một số loại nguyên tố hóa học khác. Sự kết hợp của các thành phần này làm tăng độ cứng, độ bền, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong các cấu trúc tinh thể, dưới tác động của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Số lượng của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng khác nhau trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như tính dễ uốn, độ cứng, sức bền kéo đứt, độ đàn hồi cao, ... Thép với thành phần chính là cacbon cao có thể tăng thêm độ cứng, độ đàn hồi so với sắt, nhưng lại dễ gãy hơn sắt vì nó giòn hơn.
Thép xây dựng được chia ra làm 2 loại chính bao gồm: thép kết cấu và thép hiện đại. Đối với thép kết cấu, chúng chủ yếu được dùng cho ngành chế tạo máy, chất lượng cũng khá tốt, có nhiều mẫu mã khác nhau, tuy nhiên lại được ít sử dụng trong ngành công nghiệp. Đối với các chủ thầu xây dựng người ta hay lựa chọn chủ yếu các loại thép hiện đại là. Loại thép này có thành phần chính gồm các bon và sắt ngoài ra còn có thêm một số nguyên liệu khác như mangan, …
Tư vấn mở cửa hàng đồ sắt
2.1. Thủ tục để mở cửa hàng kinh doanh sắt thép
Trước khi mở một cửa hàng kinh doanh thép hộp, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ và đáp ứng đầy đủ các thủ tục pháp lí, điều kiện trước pháp luật. Các công việc này bao gồm:
+ Cửa hàng của bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lí như: giấy tờ liên quan đến nguồn gốc sản phẩm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kho bãi, thông tin lý lịch của người chủ cửa hàng kinh doanh sắt thép, …
+ Điều kiện về mặt bằng mà bạn cần lưu ý: mặt bằng không gây cản trở trật tự giao thông, phải đảm bảo an toàn, tuân thủ đầy đủ các quy định của quản lý đô thị, có biển quảng cáo rõ ràng và có tên đầy đủ, …
Khi bạn đã đáp ứng được đầy đủ các yếu tố trên về thủ tục pháp lí thì bạn có thể yên tâm để đi đăng kí giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền và bắt đầu kinh doanh được rồi.
2.2. Chọn lựa địa điểm kinh doanh phù hợp
Sắt thép thường có khối lượng và kích thức rất lớn nên địa điểm mặt bằng của bạn buộc phải ở nơi rộng rãi để có thể chứa đựng được chúng. Nếu có thể được, bạn hãy chọn vị trí cửa hàng gần với kho bãi để tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, địa điểm này cũng nên chọn ở nơi thoáng mát, giao thông thuận tiện qua lại để dễ dàng di chuyển bởi lẽ việc vận chuyển sắt thép buộc phải sử dụng xe tải lớn. Cửa hàng ở vị trí ngoài đường sẽ dễ dàng tìm kiếm, tránh trong hẻm nhỏ, mọi việc đều trở nên khó khăn.
2.3. Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
Việc lựa chọn nhà cung cấp cũng rất quan trọng và là mối quan tâm của người chủ cửa hàng trước khi bắt tay vào kinh doanh. Bạn có thể tham khảo một số nhà cung cấp sau:
Một là, nhập hàng từ công ty: đây là hình thức nhập hàng được nhiều người kinh doanh sắt thép lựa chọn. Khi nhập hàng trực tiếp từ công ty bạn sẽ có nhiều lợi thế chẳng hạn như bạn sẽ được nhập hàng với giá gốc, được công ty vận chuyển hàng về nhà miễn phí, có các chính sách ưu đãi về chiết khấu hay giảm giá khi bạn cam kết nhập hàng với số lượng lớn. tuy nhiên, với cách nhập hàng này bạn sẽ có một số nhược điểm chẳng hạn như bạn chỉ có thể bán được một loại sắt thép duy nhất từ công ty này và phải chịu một số ràng buộc nhất định từ công ty.
Hai là, nhập hàng từ các đại lý phân phối sắt thép trong khu vực: Ưu điểm của kiểu nhập hàng này là giá cả đã được niêm yết, do vậy bạn sẽ không phải lo về việc sẽ bị ép giá, bạn cần nhập bao nhiêu cũng được và vẫn sẽ có chiết khấu cho đơn hàng của bạn. Tuy nhiên, số chiết khấu sẽ không được cao như nhập ở công ty. Bạn nên lưu ý để tìm đại lý cung cấp sắt thép phù hợp.
Ba là, nhập hàng từ nước ngoài về: Ưu điểm của cách nhập hàng này là bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của những người tiêu dùng sính ngoại, ưa đồ ngoại và các công trình lớn có điều kiện kinh tế tốt. Tuy nhiên bạn phải nhập vào với giá rất cao, phải chịu chi phí vận chuyển cũng khá lớn. do đó bạn cần cân nhắc thật kĩ về phương thức nhập hàng này nhé.
2.4. Định mức giá bán cho cửa hàng sắt thép của bạn
Thị trường hàng hóa nói chung và sắt thép nói riêng luôn biến động từng ngày trên thị trường, cứ mỗi ngày trôi qua sẽ có một mức giá khac nhau. Cũng tùy theo hàng nhập từ mỗi công ty mà sẽ có giá cả khác nhau. Do đó, bạn luôn phải tìm cách để nhận được nhiều ưu đãi từ nơi bạn nhập hàng để có được mức giá cạnh tranh nhất, đồng thời luôn theo dõi những biến động của thị trường để có mức giá bán phù phù hợp. Mức giá cạnh tranh là cách để bạn có thể có được khách hàng, mức giá cũng là yếu tố quyết định đến việc bạn thu hút khách hàng hơn so với các cửa hàng khác, từ đó quyết định đến lợi nhuận của cửa hàng. Luôn luôn cập nhật giá cả là điều nên làm của các nhà kinh doanh cửa hàng sắt thép.
2.5. Quản lí cửa hàng cẩn thận
Hàng ngày bạn không thể trực tiếp tới kho bãi để kiểm tra và kiểm soát số lượng sắt thép được, bởi vì số lượng nhập và xuất hàng là rất lớn và rất nhiều thông tin cần phải lưu lại. Theo chúng tôi, các bạn nên sử dụng các phần mềm quản lí cửa hàng để hỗ trợ cho việc quản lí cửa hàng của bạn được tốt hơn, giảm tải được rất nhiều công việc. Bên cạnh đó, dù bạn có đi xa thì vẫn hoàn toàn có thể quản lí cửa hàng của mình được. Khi đã có phần mềm quản lí cửa hàng thay thế, bạn sẽ chỉ cần một thiết bị laptop là có thể biết được mọi thông tin chi tiết về việc số thép bán ra, nhập vào, hàng tồn kho, hàng bán chạy. Nhờ có phần mềm bạn cũng hoàn toàn có thể dễ dàng biết được mọi vấn đề của cửa hàng để có thể kiểm soát và điều chỉnh kịp thời.
2.6. Tuyển nhân lực cho cửa hàng
Tiêu chí của nhân lực cửa hàng sắt thép là phải khỏe mạnh, dẻo dai, thường là những người đàn ông lữ lưỡng sẽ đáp ứng được tiêu chí này. Bởi vì cửa hàng kinh doanh sắt thép thường phải bê vác, vận chuyển sắt thép mỗi ngày, mà sắt thép lại rất nặng. Chính vì vậy mà công việc này đòi hỏi ở người làm một sức khỏe tốt, vác được trọng lượng nặng.
Để cho việc vận chuyển được thuận tiện và nhanh chóng thì bạn nên đầu tư thêm các phương tiện vận chuyển để công việc được thuận lợi hơn. Tùy quy mô của cửa hàng mà bạn sẽ có những chiếc xe hỗ trợ vận chuyển khác nhau, với những trọng tải khác nhau. Nếu ở thành phố thì có thể thuê xe tải, xe ba gác, ở nông thôn thì có thể thuê xe công nông cho quá trình vận chuyển này.
2.7. Kinh doanh sắt thép cần bao nhiêu vốn?
“Kinh doanh sắt thép cần bao nhiêu vốn?” có lẽ là một câu hỏi được nhiều người thắc mắc trước khi bắt đầu vào kinh doanh. Để mở một cửa hàng sắt thép đòi hỏi người kinh doanh phải có một số vốn khá lớn bởi vì chi phí cho việc nhập hàng ban đầu đã là rất cao. Bên cạnh đó lại còn rất nhiều các khoản chi phí khác cần phải chi trả, có thể liệt kê như sau:
- Đầu tiên là tiền thuê mặt bằng, kho bãi, ít nhất thì số tiền cũng rơi vào khoảng 15 – 20 triệu đồng một tháng. Nếu bạn có sẵn mặt bằng thì bạn sẽ không phải chi trả khoản này nữa.
- Thứ hai, tiền nhập hàng, số tiền rất lớn và rất quan trọng: Mua sắt xây dựng giá bao nhiêu? số tiền này cũng phải lên đến 100 – 200 triệu và phụ thuộc vào quy mô cửa hàng của bạn nữa.
- Thứ ba, một khoản chi tiêu rất lớn tiếp theo đó là tiền vận chuyển hàng, số tiền này thường rất lớn, có thể lên đến cả vài trăm triệu.
- Thứ tư, tiền thuê nhân công: Khi mở cửa hàng đại lý sắt thép tại Hà Nội bạn phải thuê nhân lực vốc vác mỗi ngày khi bạn cần vận chuyển hàng cho khách. Thông thường một ngày công cũng khoảng 200 – 300 ngàn đồng một ngày
- Thứ năm, tiền trả cho khoản phần mềm quản lí bán hàng: bạn không thể làm tất cả mọi thứ một mình. Để giảm thiểu công việc, bạn cần có phần mềm hỗ trợ để dễ dàng hơn trong việc quản lí.
- Thứ sáu, tiền vốn dự phòng: Đây là khoản tiền không thể không có đối với một cửa hàng kinh doanh để có thể trang trải khi mọi vấn đề có thể xảy ra, hoặc chưa kịp thu hồi vốn, vốn xoay vòng, …
Muốn có thể mở cửa hàng kinh doanh, đòi hỏi bạn phải có nhiều vốn để bắt đầu. Nếu không đủ vốn thì bạn có thể kêu gọi vốn bằng cách kêu gọi nhà đầu tư, góp vốn kinh doanh, vay vốn ngân hàng, vay tiền từ người thân bạn bè để giải quyết những khó khăn bước đầu. Sau khi đã kinh doanh và có lợi nhuận, bạn có thể trả nợ dần dần.
Trên đây là những kinh nghiệm để có thể kinh doanh cửa hàng sắt thép thành công mà Tuha.vn muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng bài viết đã giúp ích cho bạn nhiều điều trước khi bắt tay vào kinh doanh. Chúc cửa hàng của bạn sẽ có nhiều thành công và thu được nhiều lợi nhuận.