Cách kinh doanh mỹ phẩm (Bài Toán Kinh Doanh Cần Bao Nhiêu Vốn)
Thị trường mỹ phẩm đang phát triển từng ngày cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện về chất lượng cuộc sống của người dân. Việc sử dụng các sản phẩm làm đẹp không còn là mảnh đất của riêng các chị em phụ nữ mà của cả cánh mày râu, các cháu học sinh cũng như các mẹ các bà tuổi xế chiều. Chính vì vậy, cách kinh doanh mỹ phẩm sao cho hiệu quả chính là con đường rộng mở cho tất cả những người có máu kinh doanh.
Bạn đang dự định mở cửa hàng mỹ phẩm nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu và vẫn còn băn khoăn với nhiều thắc mắc như là kinh doanh mỹ phẩm cần những gì? Hay là kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn? Điều kiện làm đại lý mỹ phẩm là như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Sẽ có hàng trăm câu hỏi được đặt ra cần được giải đáp. Một trong số những câu hỏi quan trọng nhất là: "Mở cửa hàng mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?" Chúng ta hãy cùng xem xét số vốn tối thiểu để mở một cửa hàng mỹ phẩm là bao nhiêu nhé!
Vốn mở cửa hàng mỹ phẩm
1.1. Tiền hàng
Trước hết, bạn hãy trả lời câu hỏi: Bạn định bán hàng cho ai? trước nhé. Câu hỏi này nhăn sxacs định đối dtuowjng khách hàng mục tiêu của cửa hàng bạn, khi đã xác định được ai là khách hàng mục tiêu của cửa hàng, giới tính của họ, thu nhập bình quân của họ, phân bố ở đâu, thói quen khách hàng như thế nào, ... thì bạn mới quyết định được sẽ bán sản phẩm nào để phục vụ đối tượng đó. Khi xác định được sản phẩm rồi, bạn sẽ phải tìm nguồn hàng cho đúng với mục tiêu đã đề ra. Có rất nhiều những nguồn hàng khác nhau mà bạn có thể tham khảo như: Các chợ đầu mối; Đại lý phân phối chính hãng; Hàng xách tay, hàng đặt online rồi ship về Việt Nam; Hàng handmade, …
Ước tính số tiền bạn bỏ ra cho lần nhập hàng đầu tiên ít nhất phải khoảng từ 100 triệu đồng để có thể phủ kín các giá kệ và đủ sự đa dạng để khách hàng lựa chọn. Nếu bạn bán hàng online, có khi chỉ cần 5 triệu là bạn có thể bắt đầu, nhưng nếu bạn đang mong muốn mở cửa hàng mỹ phẩm, uy tín sẽ cao hơn rất nhiều và bán được nhiều hơn nên số vốn bỏ ra đương nhiên sẽ lớn hơn nhiều.
1.2. Tiền thuê mặt bằng
Nếu bạn có sẵn nhà để kinh doanh, đó quả là một điều may mắn, bạn sẽ bớt được số tiền kha khá hàng tháng để chi trả cho khoản thuê nhà, thuê mặt bằng để bán hàng. Vị trí càng đẹp thì giá lại càng cao, nhiều khi bán hàng xong thì tiền lãi chỉ đủ để trả tiền thuê mặt bằng. Nhiều khi các chủ shop phải đành lòng rút lui vào đường khuất, hẻm nhỏ hay leo lên các khu tập thể và giữ khách bằng việc chăm sóc khách hàng tận tình cũng như quảng cáo tích cực hơn.
Giá thuê mặt bằng đủ để mở các cửa hàng ở các thành phố lớn tối thiểu khoảng 20 triệu đồng một tháng, trả tháng một, nhưng phải cọc 3 - 6 tháng thì tính ra bạn phải bỏ ra một khoản khoảng 100 triệu ngay từ lúc bắt đầu mở cửa hàng rồi.
1.3. Trang trí cửa hàng
Các công đoạn để bạn trang trí cửa hàng bao gồm làm trần thạch cao, làm cửa kính, đèn chiếu, giấy dán tường, lắp giá kệ, hệ thống gương và bàn tư vấn khách, trang trí cửa ra vào, camera, ... là những thứ tối thiểu của cửa hàng mỹ phẩm bạn cần phải lắp đặt. Chi phí cho những đồ nội thất này nếu có tiết kiệm cũng sẽ tiêu tốn của bạn thêm khoảng 100 triệu nữa. Để phục vụ công việc bán hàng và quản lý cửa hàng của bạn hiệu quả, bạn cần trang bị thêm hệ thống phần cứng và phần mềm bán hàng. Một bộ trọn gói các phần mềm quản lí có chi phí khoảng 30 triệu sẽ giúp bạn có thể quản lý doanh số bán hàng, tránh thất thoát, báo cáo doanh thu cập nhật từng phút từng giây và dù bạn có đi đâu bạn cũng sẽ quản lý được cửa hàng từ xa chỉ thông qua một chiếc laptop.
Để đảm bảo an ninh, bạn có thể lắp thêm camera trong và ngoài cửa hàng. Một bộ camera 4 mắt với đầu ghi hình, ổ nhớ, công lắp chưa đến 10 triệu mà lại giúp ích cho việc giám sát nhân viên cũng như hạn chế trộm cắp từ bên ngoài.
1.4. Tuyển nhân viên
Nhân viên tư vấn và bán mỹ phẩm không chỉ có ngoại hình cần ưa nhìn, giao tiếp khéo léo mà còn phải được đào tạo để am hiểu về sản phẩm nên mức lương sẽ bao gồm lương tối thiểu (khoảng 5 triệu) + % doanh thu hàng tháng nữa. Nên 1 tháng tối thiểu bạn phải dành ra 20 triệu cho quỹ lương. Để tuyển được nhân viên, có thể bạn sẽ phải chi trả một khoản cho các trang tìm việc làm hay các công ty đào tạo khác về trang điểm, chăm sóc sắc đẹp, ...
1.5. Quảng cáo và tiếp thị
Công việc này bao gồm phát tờ rơi, thuê PG, chạy quảng cáo, phát miễn phí hàng mẫu, tổ chức sự kiện như soi da miễn phí, tặng gói trang điểm miễn phí, giảm giá khuyến mãi, giảm giá lễ tết, ... là những việc cần làm để quảng bá hình ảnh thời điểm mới mở cửa. Tùy vào số tiền sẵn có của bạn nhưng chi phí tối thiểu cho những hoạt động này vào khoảng 20 triệu đồng
1.6. Tiền dự phòng rủi ro
Mở cửa hàng mới, tháng đầu tiên có thể bạn không lỗ vì sẽ có dàn khách là bạn bè người thân đến mở hàng, mua giúp ủng hộ bạn. Nhưng từ tháng thứ 2 trở đi thì những khách "hữu nghị" kia sẽ không đến nữa. Việc của bạn là lôi kéo và gây dựng lòng tin của khách hàng mới, đâu dựa mãi vào người quen được đúng không nào! Do đó, bạn sẽ mất từ 3 - 6 tháng để thiết lập uy tín và việc phải bù lỗ cho cửa hàng vì tiền mặt bằng, tiền lương thì vẫn phải trả dù cửa hàng không có doanh thu. Quỹ dự phòng này sẽ rơi vào khoảng 100 triệu nữa. Sẽ là may mắn nếu bạn không phải dùng khoản tiền này mà đầu tư vào hàng hóa để kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.
Như vậy, nếu công việc của cửa hàng suôn sẻ và doanh thu tốt ngay từ ngày đầu tiên thì bạn chỉ cần khoảng 250 triệu cho đầu tư ban đầu, nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị thêm bằng đấy số tiền để đề phòng những rủi ro và đưa cửa hàng vào quỹ đạo ổn định nhất có thể.
Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm
2.1. Học hỏi kinh nghiệm từ các cửa hàng mỹ phẩm khác
Muốn mở cửa hàng mỹ phẩm và để kinh doanh chúng một cách hiệu quả, chúng ta cần phải có kinh nghiệm. Nhưng đây là lần đầu tiên bạn mở cửa hàng, vậy nên bạn cần phải học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Bạn có thể lên tra Google, tìm hiểu thông tin về các hãng mỹ phẩm lớn, xem thử họ đã bắt đầu từ đâu và đã từng thất bại như thế nào? Điều gì dẫn đến thành công của họ được như bây giờ? Tiếp đến, để thực tế hơn, bạn hãy đến một vài cửa hàng mỹ phẩm đắt khách nhất trong khu vực, đóng vai một vị khách để trải nghiệm dịch vụ ở đó và tìm hiểu xem vì sao họ lại thành công được như vậy. Tuy nhiên, 2 cách này chỉ giúp bạn thu thập thông tin một cách bao quát nhất có thể. Để học hỏi được nhiều hơn, cách tốt nhất là xin vào làm việc ở một công ty hay cửa hàng mỹ phẩm thành công và tìm hiểu trước khi chính thức bắt tay vào kinh doanh nhé. Hãy học hỏi tất cả những gì có thể. Những kiến thức này sẽ là nền tảng để bạn áp dụng cho công việc kinh doanh mỹ phẩm của mình sau này.
2. Lên kế hoạch cho việc mở cửa hàng
Đa số các cửa hàng mỹ phẩm thất bại vì họ thiếu một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể. Dù bạn dự định kinh doanh gì, quy mô nhỏ hay lớn, điều đầu tiên cần làm là lập một bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt. Các nội dung trong bản kế hoạch bao gồm: Xứ mệnh tầm nhìn của cửa hàng, thị trường mục tiêu, ngân sách, mục tiêu, chân dung đối thủ, kế hoạch marketing, …
2.3. Lên kế hoạch ngân sách, tiền vốn
Kế hoạch ngân sách phải là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh. Bạn cần bao nhiêu tiền để mở một cửa hàng như kế hoạch? Mỗi tháng phải trả bao nhiêu các khoản chi phí khác? Với tổng chi phí đó, bạn phải thu về lại bao nhiêu thì mới có lợi nhuận? Trong bao lâu thì có thể thu hồi vốn? Nếu không tính toán một cách kỹ lưỡng, có thể bạn sẽ thiếu hụt ngân sách và phải đóng cửa trong vòng vài tháng thôi.
2.4. Lựa chọn dòng mỹ phẩm để kinh doanh
Lựa chọn kinh doanh dòng mỹ phẩm nào là bước vô cùng quan trọng khi mở cửa hàng mỹ phẩm vì nó ảnh hưởng đến khả năng thành công của cửa hàng của bạn. Bạn sẽ phải kinh doanh các sản phẩm về chăm sóc tóc, chăm sóc da, đồ trang điểm hay chuyên son môi, sản phẩm trị mụn, … Việc lựa chọn sản phẩm phải dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. Để lựa chọn đúng dòng mỹ phẩm và giúp việc kinh doanh hiệu quả, bạn cần xác định được khách hàng mục tiêu của bạn là ai, độ tuổi của họ, mức thu nhập nhưu thế nào, khách hàng chuộng những dòng sản phẩm nào, thương hiệu ưa thích của họ là gì, trong khu vực hiện đã có ai kinh doanh sản phẩm đó chưa, … Sau khi đã xác định được các yếu tố trên, bạn mới nghĩ đến chuyện sẽ kinh doanh loại sản phẩm nào để đáp ứng được nhu cầu đại đa số khách hàng, bởi lẽ ở mỗi độ tuổi, mỗi khu vục thì nhu cầu chăm sóc bản thân, làm đẹp của mỗi người lại hoàn toàn khác nhau. Việc đánh trúng mục tiêu đối tượng và mong muốn của khách hàng chính là chìa khóa giúp bạn thu hút được sự quan tâm của khách hàng, dẫn đến việc kinh doanh hiệu quả và thành công.
2.5. Lựa chọn địa điểm phù hợp
Nếu kinh doanh tại nhà, bạn cần phải có một khu vực riêng để trưng bày sản phẩm. Nếu thuê mặt bằng, nên chọn mặt bằng nào đông người qua lại, giao thông thuận tiện đi lại, đông dân cư. Đặc biệt, đối với mặt hàng mỹ phẩm, nên mở cửa hàng tại những nơi khu dân cư có mức thu nhập cao thì sẽ tốt hơn cho việc kinh doanh của bạn bởi lẽ như bạn cũng biết, mỹ phẩm có chất lượng thường có giá rất cao.
2.6. Tìm nhà cung cấp phù hợp
Ngoài việc tìm nhà cung cấp sản phẩm bạn còn phải tìm nhà cung cấp cho các thiết bị cửa hàng tùy vào kế hoạch ban đầu sao cho phù hợp. Chẳng hạn như: Kệ trưng bày, gương, phần mềm bán hàng, website, ghế, tủ, hệ thống an ninh, bàn trải nghiệm
2.7. Quảng cáo để thu hút khách hàng
Chúng ta phải đầu tư vào quảng cáo, các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ lâu dài. Các kênh quảng cáo phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là Google và Facebook. Nếu không thể tự mình chạy quảng cáo, bạn hãy thuê một nhân viên để họ đảm nhiệm công việc này.
2.8. Thuê nhân viên
Nếu kinh doanh tại nhà, có thể bạn sẽ muốn đảm nhiệm mọi công việc trong cửa hàng. Tuy nhiên nếu mở một cửa hàng với quy mô lớn hơn, bạn sẽ cần phải thuê thêm nhân viên để hỗ trợ. Việc thuê và training nhân viên cho cửa hàng cũng cần phải được lên kế hoạch rõ ràng, chọn đúng người phù hợp cho từng vị trí.
2.9. Thiết kế cửa hàng bắt mắt
Phong cách, thiết kế cửa hàng của bạn sẽ tác động đến vấn đề nhìn nhận của khách hàng về cửa hàng. Cách bạn thiết kế, trang trí có thể làm cửa hàng mỹ phẩm trở nên “cao cấp” hơn hoặc “rẻ tiền” hơn. Vì vậy hãy chú ý đến điều này nhé.
Thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm
Nhiều bạn sau khi đã chuẩn bị tất cả mọi thứ một cách chu đáo để bắt tay vào kinh doanh nhưng lại không để ý đến thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm hoặc có biết đến nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Thủ tục pháp lí là điều hết sức quan trọng bạn cần lưu tâm tới vào không bỏ qua bước này nhé. Sau đây sẽ thông tin về thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm mà bạn cần phải làm.
3.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh
Thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm đầu tiên mà người kinh doanh cần chú ý đến đó chính là việc đăng ký kinh doanh. Thủ tục đăng ký kinh doanh bao gồm các bước sau:
- Lựa chọn loại hình kinh doanh mà bạn muốn: có thể là mô hình kinh doanh cá thể, công ty hợp danh công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, ....
- Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết và nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh lên cơ quan cấp huyện nơi đặt địa điểm công ty, cửa hàng hoặc nộp tại sở kế hoạch đầu tư - phòng đăng ký kinh doanh nơi cửa hàng của bạn được hiện diện.
- Chờ được nhận giấy phép kinh doanh sau 7 ngày. Nếu sau 7 ngày vẫn chưa nhận được giấy phép kinh doanh thì cá nhân bạn có quyền gửi đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.
3.2. Thủ tục công bố mỹ phẩm
Trường hợp bạn mở cửa hàng mỹ phẩm và muốn bán được nhiều sản phẩm trên thị trường thì nhất thiết phải thông qua cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công số sản phẩm của cửa hàng. Giai đoạn này bao gồm các việc sau:
- Chuẩn bị và gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý có thẩm quyền
- Chờ giải quyết và nhận hồ sơ. Sau khoảng thời gian 5 ngày nếu có sai sót hay cần điều chỉnh gì thì cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo bằng văn bản gửi tới cá nhân, tổ chức của bạn
3.3. Thủ tục kê khai thuế
Đối với mô hình kinh doanh cá nhân, cụ thể hơn là thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm thì cần phải chuẩn bị một số thủ tục kê khai thuế như sau:
- Thuế môn bài: Hồ sơ bao gồm mẫu tờ kê khai thuế môn bài.
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Căn cứ vào số liệu kê khai thuế và kết quả điều tra doanh thu thực tế của cơ quan thuế mà người kinh doanh được áp dụng những mức thuế GTGT khác nhau phù hợp. Đối với cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu hằng năm dưới 100 triệu đồng thì sẽ được miễn loại thuế này.
- Thuế thu nhập các nhân: Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh trong vòng 10 ngày, người kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kê khai vào mẫu khai thuế thu nhập cá nhân rồi gửi lên cơ quan thuế để hoàn thiện thủ tục đăng ký thuế thu nhập cá nhân của mình. Hồ sơ bao gồm: mẫu tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân theo quy định của bộ tài chính, bản sao giấy phép kinh doanh, bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm cần thiết thì cửa hàng của bạn có thể đi vào hoạt động như bình thường.
Trên đây là những thông tin, kinh nghiệm, cũng như những thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm để bạn tham khảo trước khi muốn mở cửa hàng mỹ phẩm mà Tuha.vn muốn chia sẻ cùng bạn. Các bạn hãy có sự chuẩn bị thật kĩ trướ ckhi bắt tay vào kinh doanh bất cứ một loại sản phẩm nào. Chúc các bạn thành công với cửa hàng của mình nhé.
Thep phần mềm bán hàng Online Tuha.vn - tổng hợp