4 XU HƯỚNG SOCIAL MEDIA 2020

Agency quảng cáo nổi tiếng Ogilvy Consulting đã đưa ra một báo cáo chi tiết về 4 xu hướng của truyền thông trên mạng xã hội, cùng với cơ hội và thách thức khi thị trường và người tiêu dùng thay đổi theo những xu thế này.

Sự phát triển của Social Commerce



Khi người tiêu dùng đòi hỏi một hành trình mua sắm liền mạch và gắn kết hơn, các thương hiệu đã khám phá được cách tích hợp việc mua sắm với mạng xã hội. Giờ đây, kênh mạng xã hội đang chuyển từ chỉ đơn thuần là một nguồn cảm hứng hoặc kênh giáo dục đến một trải nghiệm đầy đủ như một cửa hàng trực tuyến.

- 60% người dùng bị ảnh hưởng bởi nội dung trên mạng xã hội khi mua sắm;
- 55% mua một sản phẩm qua mạng sau khi phát hiện ra nó trên mạng xã hội;
- 40% người bán sử dụng mạng xã hội để tăng doanh số.

CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO
- Facebook: Xuất hiện ví điện tử Facebook Pay.
- Instagram: Tích hợp cửa hàng online vào story và các bài post Instagram, giúp người mua hàng có thể mua chính xác sản phẩm trên ảnh.
- Whatsapp: Ra đời Whatsapp Catalogue, giúp người bán tạo một shop online đơn giản và tiện lợi.
- TikTok: Ra đời #Hashtag Challenge và tích hợp mua sắm trong ứng dụng.

DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI
- Bức tường ngăn cách giữa các nền tảng MXH sẽ ngày càng cao khi mà content có thể đóng vai trò như một đường dẫn đến cửa hàng online. Điều này có thể dẫn đến việc xuất hiện những trang “web đen” chỉ đóng vai trò như 1 kho chứa đồ.
- Việc tiếp thị liên kết thông qua influencer trở nên dễ dàng hơn khi doanh số bán hàng của họ trở nên dễ theo dõi và minh bạch hơn.
- Khách hàng đưa ra quyết định mua nhanh hơn khi mà mọi thứ họ nhìn thấy đều có thể được mua ngay lập tức, đặc biệt là với sự hỗ trợ của các công nghệ mới như thực tế ảo hoặc tính năng nhận diện trong camera.
- Tiếp thị cá nhân hóa sẽ càng mang tính cá nhân hơn khi các nền tảng truyền thông xã hội theo dõi các giao dịch mua trước đó để đưa ra đề xuất.
- Ví điện tử của các nền tảng MXH làm giảm việc sử dụng các tài khoản ngân hàng

Sự phát triển vượt trội của influencer
 
Người dùng mạng xã hội giờ đã bị “bội thực” với các quảng cáo có sự tham gia hoặc sản phẩm được chứng nhận bởi Influencer và người nổi tiếng. Khi sự xuất hiện của influencer trong truyền thông và quảng cáo phát triển, người tiêu dùng bắt đầu nghi ngờ về độ tin cậy của chúng và tìm đến những thứ đơn giản và chân thực hơn. Sự phổ biến của “shitposting” - các bài đăng không có giá trị, không mang lợi ích cho bất cứ ai, cùng với làn sóng vạch trần các bức ảnh hoa mỹ đã qua photoshop hay nội dung quá “hư cấu” là những bằng chứng cho xu hướng này.

- Ngành công nghiệp Marketing qua influencer được dự đoán lên đến 10 tỷ USD trong năm 2020;
- 61% đã thay đổi quyết định mua hàng vì các Influencer.
 
CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO
- Facebook: Facebook Brand Collab Manager - giúp thương hiệu tìm đến những influencer phù hợp. Facebook Stars giúp người xem có thể ủng hộ influencer họ ưa thích bằng mua và gửi những ngôi sao cho họ.
- Instagram: Xuất hiện Creator Studio và Branded Content Ads giúp thương hiệu và influencer quản lý các bài đăng quảng cáo tốt hơn.
- YouTube: Youtube Super Stickers ra đời, giúp người hâm mộ có thể trực tiếp ủng hộ các Youtuber mình yêu thích. Với những Youtuber có lượt subscribe từ 100,000 trở lên, họ có thể đăng ký chương trình Channel Membership để có thêm 1 số quyền lợi nhất định.
- TikTok: Các nội dung được tài trợ và quảng cáo bắt đầu xuất hiện.

DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI
- Sự sáng tạo và chân thực sẽ trở thành 2 yếu tố quan trọng nhất với các influencer.
- Sự hợp tác lâu dài giữa thương hiệu và các influencer nhỏ sẽ khiến đôi bên cùng có lợi.
- Sự phát triển của công nghệ CGI và AI sẽ cho ra đời những influencer ảo. Hiện nay đã có influencer ảo Lil Miquela đạt được 1.6 triệu lượt follow trên Instagram.
- Các “good influencer” - influencer tạo ra giá trị cho người theo dõi và truyền cảm hứng giúp họ cải thiện cuộc sống - sẽ ngày càng được ưa chuộng, thay vì các influencer nổi tiếng bằng ngoại hình đẹp hay cuộc sống xa hoa. Những ví dụ điển hình ở Việt Nam là Giang ơi, Khoai Lang Thang,.. đang ngày càng được giới trẻ ưa chuộng.
- Instagram hiện nay vẫn là nền tảng tốt nhất cho influencer marketing. Tuy nhiên, Tik Tok đang ngày càng phổ biến và được nhiều thương hiệu cũng như influencer sử dụng.
- Các thương hiệu sẽ nhận ra tiềm năng của những influencer do chính mình sở hữu - nhân viên công ty. Điều này dẫn đến sự phát triển của các chương trình Employee Advocacy - khuyến khích nhân viên trở thành người ủng hộ đáng tin cậy cho hình ảnh, thương hiệu.
- Trong khi định dạng video vẫn phát triển, các influencer sử dụng content audio như podcast sẽ trở nên ngày càng phổ biến.
 
AI trở nên phổ biến

Hiện nay AI chủ yếu được sử dụng để giao tiếp với khách hàng thông qua chatbot, nhưng AI đang được áp dụng trong những lĩnh vực phức tạp hơn như tạo video và viết content. Mặc dù trí tuệ nhân tạo có tiềm năng rất lớn, các thương hiệu nên cẩn trọng khi sử dụng AI để tránh gây mất lòng tin của khách hàng, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại khi khách hàng khá cẩn trọng và chưa tin tưởng AI.

- Thị trường AI trên mạng xã hội dự kiến sẽ lên đến 2.1 tỷ USD;
- Ước tính 80% thương hiệu sẽ sử dụng chatbot trong năm 2020;
- Số lượng video sử dụng công nghệ deepfake dự kiến sẽ tăng 2 lần so với năm 2019.

CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO
- Facebook: Cấm các video deepfake được sử dụng cho mục đích xấu như lừa đảo hoặc lan truyền tin giả.
- Instagram: Dán nhãn hoặc ẩn các bức ảnh đã qua photoshop.
- TikTok: Tính năng FaceSwap.

DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI
- Các tổ chức cần tiếp cận AI một cách có tổ chức hơn để tận dụng được hết tiềm năng của AI. Con người sẽ sớm học được cách làm việc với máy móc và cách giao tiếp với chúng.
- Công nghệ big data giúp thương hiệu có thể tiếp cận insight của khách hàng tốt hơn.
- Dịch vụ khách hàng sẽ được tự động hóa ở các bước đầu tiên và phần lớn sẽ không nhận ra sự khác biệt. Con người sẽ chỉ tham gia vào những trường hợp đặc biệt.
- AI có thể được sử dụng trong các công việc sáng tạo mang tính lặp đi lặp lại. Hiện tại Alibaba đã cho ra đời công nghệ AI copywriter, sử dụng dữ liệu từ các trang thương mại điện tử lớn như Taobao để viết mô tả sản phẩm.
- Người đọc sẽ bắt đầu yêu cầu bằng chứng về xuất xứ trong nội dung họ tiêu thụ.
 
Content “tiến hóa”
 


Một ngày, một người trung bình dành 142 phút trên mạng xã hội và tiếp xúc với ngày càng nhiều thể loại content mới như podcast.

- Số người sử dụng Spotify để nghe podcast tăng 175%;
- Ước tính 50% lượt tìm kiếm online năm 2020 sẽ sử dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói;
- 50% tin rằng đến năm 2025, các content với định dạng công nghệ cao như AR hoặc VR sẽ trở nên phổ biến.

CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO
- Facebook và Instagram: Xuất hiện tính năng Spark AR - giúp người dùng tự tạo filter 3D, cùng với một số trò chơi thực tế ảo khác.
- Netflix: Các bộ phim tương tác ra đời, người xem có thể điều khiển nhân vật của mình và tạo ra những câu chuyện khác nhau với những lựa chọn khác nhau.

DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI
- Content dạng audio sẽ ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là với các content dạng kể chuyện. Tuy hình thức content này còn hạn chế, tại Việt Nam đã xuất hiện một số cái tên khá nổi bật như Những câu chuyện làm “ngành” - meomeotalks.
- Interactive Storytelling - nghệ thuật kể chuyện mang tính tương tác - sẽ dẫn đến các trải nghiệm content được cá nhân hóa dựa trên lựa chọn của người đọc. Sự cá nhân hóa này sẽ dễ được khách hàng chấp nhận hơn.
- Nội dung nhập vai sẽ xóa nhòa ranh giới giữa ngoại tuyến và trực tuyến, cho phép các thương hiệu tăng cường sự tương tác và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
- Người xem có thể tương tác với content ở mức độ cao, không chỉ còn ở mức nghe và nhìn.
 
 
[TUHA.VN] Phần mềm quản lý bán hàng Online tốt nhất hiện nay
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ