[UPSELL LÀ GÌ] Kỹ thuật bán hàng và Cross selling là gì sẽ được chuyên gia giải đáp!
Trong kinh doanh, có rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành mà chúng ta cần hiểu rõ về chúng để phục vụ cho công việc của mình. Bài viết này sẽ giải đáp những thuật ngữ thường gặp nhất trong kinh doanh mà bạn cần nắm rõ. Ví dụ như Upsell là gì? Cross Sell là gì?
Upsell là gì?
Upsell là kĩ thuật bán hàng mà người bán sẽ cố gắng để mời chào, giới thiệu tới khách hàng đang có nhu cầu mua một món hàng hóa dùng thêm với những tính năng nâng cấp của món hàng đã mua, hoặc những món hàng, dịch vụ có liên quan nhưng đắt tiền hơn, hay những món hàng hóa kết hợp với nhau thì sgiá tiềnẽ được giảm giá nhằm mục tiêu cuối cùng là tạo ra đơn hàng có giá trị cao nhất.
Tại sao phải upsell? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Trong giới kinh doanh, họ sẽ thấy được tầm quan trọng của việc upsell. Đây là một công việc tuy đòi hỏi ít thời gian nhưng lại có thể đem lại doanh thu cao. Bạn sẽ không phải mất công search thông tin khách hàng mà chỉ cần tối đa hóa doanh thu bên trên khách đã mua xong sản phẩm của bạn. Công việc này khá dễ dàngc bởi vì bạn chỉ cần giới thiệu thêm các sản phẩm mang lại ích lợi cho khách dựa trên mối quan hệ đã được xây dựng sẵn, những sản phẩm mà khách hàng đã mua sẵn.
Có thể bạn quan tâm:
Việc bán gia tăng sản phẩm này phải liên quan với sản phẩm gốc mà khách hàng đã mua hoặc đang có nhu cầu mua.
Khi bạn thực hiện công việc upsell bạn hãy nghĩ suy một cách chuẩn chỉ. Đừng chỉ giới thiệu những hàng hóa bạn đang có vào upsell, hãy đme lại những thông tin hữu ích và những mặt hàng liên quan nhiều tới hàng hóa đã được bán cho khách hàng, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn đấy.
Bên cạnh đó không phải mọi khách hàng đều có nhiều tiền mặt khi đi mua hàng, chính vì vậy bạn cần phải thực sự biết và hiểu khách hàng trước khi thực hiện chiến lược upsell đối với họ. Bạn cần nắm bắt được các đối tượng khách hàng giàu và chưa được giàu. Chẳng hạn, nếu khách hàng của bạn được nhận định là giàu có, bạn hãy tiếp tục upsell cho họ với nhiều nhiều hàng hóa đắt hơn nữa. Còn trường hợp nếu họ không giàu có, bạn vẫn thử upsell những ản phẩm đắt, nhưng nếu họ chùn bước thì hãy mang cho họ các sản phẩm upsell tương đương với sản phẩm họ đã mua với những kế hoạch thanh toán linh động. Chảng hạn như sản phẩm sẽ được trả góp với lãi suất thấp chẳng hạn. Khi bạn áp dụng chiến lược này, một điều lưu ý là bạn đừng cố đưa ra quá nhiều mức giảm giá, điều này chỉ làm khách hàng đánh giá thấp di sản phẩm của bạn và vô tình đẩy sản phẩm của bạn vào tình thế khuyến mãi. Nếu một món hàng thực sự tốt, khách ahfng sẽ hoàn toàn không thấy khó khăn cho việc phải chi trả chúng, thậm chí sẽ tiếp tục ủng hộ bạn vào những lần sau nữa.
Một trong những phương pháp lý tưởng để upsell khách hàng là bạn hãy để cho họ hoàn thiện xong hóa đơn của việc mua hàng hóa thứ nhất, sau đó mang lại cho họ một vài tùy chọn để lựa thêm vào sau khi họ click vào nút mua. Hãy cho phép khách hàng của mình trải nghiệm ngay sản phẩm upsell. Một trong những cách upsell thành công nhất là cho khách hàng thấy được ngay sự hiệu quả của hàng hóa. Chẳng hạn, giống như khi bạn bán máy tính thì hoàn toàn có thể giới thiệu thêm bộ vệ sinh màn hình bàn phím, thực hành ngay trước mặt cho họ thấy sự quan trọng của chúng, từ đó bạn sẽ tăng giá trị tỏng bill mua hàng của khách.
Chất số lượng hơn lượng là tiêu chí bạn cần nắm giữ để níu chân khách hàng. Hãy chú trọng đến chất lượng sản phẩm thay vì việc cứ chăm chăm vào việc gia tăng số lượng bán hàng. Nếu muốn có hiệu quả lâu dài, bạn cần phải tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng. Khách hàng sẽ quay lại nếu có sự tin tưởng ở sản phẩm của bạn, là những gì khách hàng đang trải nghiệm.
Hãy tìm kiếm những sản phẩm có thể làm đòn bẩy cho nhau, sản phẩ này sẽ gúp sản phẩm kia tăng tính hiệu quả và ngược lại, khách ahfng sẽ rất muốn đồng tiền mình bỏ ra sẽ có được những tính năng tốt nhất nên sẽ không ngần ngại để bỏ tiền mua sản phẩm của bạn đâu.
Xem thêm :
- Nhân viên Sale là gì? Sale là công việc gì? Tất tần tật về nghề Sale
- Digital Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức về Digital
Cross-selling là gì?
Cross-selling có nghĩa là xác định các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu bổ sung chưa được thực hiện bởi nhu cầu gốc cho khách hàng. Ví dụ, một chiếc lược có thể được bán chéo cho một khách hàng mua máy sấy tóc. Thông thường, người bán chéo điểm cho các sản phẩm họ sẽ mua bất cứ cách nào. Cross-selling phổ biến trong mọi loại hình thương mại, bao gồm các ngân hàng và các cơ quan bảo hiểm. Thẻ tín dụng được bán chéo cho những người đăng ký một tài khoản tiết kiệm. Trong khi bảo hiểm nhân thọ thường được đề nghị cho khách hàng khi mua bảo hiểm xe hơi.
Trong thương mại điện tử, cross-selling thường được sử dụng trên các trang sản phẩm. Trong quá trình thanh toán và trong các chiến dịch vòng đời, đây là một chiến thuật hiệu quả cao để tạo ra các lần mua hàng lặp lại. Cross-selling có thể thông báo cho người dùng về các sản phẩm mà trước đây họ không biết bạn đã cung cấp. Nó sẽ tiếp tục kiếm được niềm tin khách hàng với tư cách là nhà bán lẻ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Trong kinh doanh, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa upselling và cross-selling, cần phân biệt rõ hai thuật ngữ này. Vậy sự khác biệt giữa upselling và cross-selling là gì?
Upselling là phương thức khuyến khích khách hàng mua sản phẩm cao cấp có thể so sánh được so với sản phẩm được đề cập. Trong khi cross-selling mời khách hàng mua các mặt hàng liên quan hoặc bổ sung đối với mặt hàng đã mua. Mặc dù thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng cả hai lại cung cấp các lợi ích riêng biệt và đôi khi chúng có thể có những hiệu quả song song với nhau. Upselling và cross-selling có cùng nhiều lợi ích với nhau khi được thực hiện đúng cách. Chúng mang lại giá trị tối đa cho khách hàng và tăng nhiều doanh thu mà không phải trả chi phí định kỳ cho các kênh marketing.
Upselling thường sử dụng các biểu đồ so sánh để tiếp thị các sản phẩm cao cấp hơn cho khách hàng. Hiển thị cho khách truy cập rằng các phiên bản hoặc mô hình khác có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ. Và giúp người dùng hài lòng hơn với giao dịch mua của họ. Các công ty nổi trội về bán hàng có hiệu quả trong việc giúp khách hàng trực quan hóa giá trị họ sẽ nhận được bằng cách đặt hàng một mặt hàng có giá cao hơn.
Upselling và cross-selling cũng giống nhau ở chỗ là cả hai tập trung vào việc cung cấp giá trị bổ sung cho khách hàng. Thay vì hạn chế chúng cho các sản phẩm đã dgặp phải. Trong cả hai trường hợp, mục tiêu kinh doanh là tăng giá trị đơn hàng thông báo cho khách hàng về các tùy chọn sản phẩm bổ sung mà họ có thể chưa được biết. Chìa khóa để thành công trong cả hai thao tác này là thực sự hiểu được những gì khách hàng của bạn đánh giá và sau đó phản hồi với các sản phẩm và các tính năng tương ứng thực sự đáp ứng được những nhu cầu đó của khách hàng.
Sell in là gì?
Trong ngành sales ở hầu hết các ngành hàng thì thuật ngữ SI và SO viết tắt của Sell-in và Sell-out. Sell-in tức là bán vào hệ thống phân phối (hay còn gọi là bán sỉ, bán lẻ). Sell-out là từ hệ thống phân phối bán ra cho người tiêu dùng. Bên cjanh đó chúng ta còn bắt gặp các tahwcs mắc khác như sold là gì? Hiểu đơn giản sold có nghĩa là đã bán, bán hết các sản phẩm.
Sales online là gì?
Sales online là một hình thức kinh doanh thương mại điện tử diễn ra sự giao dịch, trao đổi giữa người mua và người bán thông qua công cụ Internet. Sales online thu hút người mua bằng sự đa dạng mẫu mã và công dụng các sản phẩm, quá trình giao dịch tiện lợi, nhanh chóng, và hấp dẫn người bán bởi cơ hội tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng rất dồi dào. Hình thức này được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1991 khi Internet bắt đầu cho phép sự giao dịch, quảng cáo. Ngay tại thời điểm đó, đã có hàng ngàn cuộc giao dịch diễn ra trên nền tảng cơ bản nhất đó chính là Website. Hiện nay sau 27 năm hình thành và phát triển trên toàn thế giới với số lượng phong phú các kênh như: Facebook, Zalo, Intagram, Google Adwords, Amazon, Ebay, Alibaba, … có thể thấy rằng hình thức Sales online đã và đang được ưa chuộng và được lựa chọn để sử dụng rộng rãi, dần trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại kinh doanh hiện nay.
Điều gì khiến Sales online lại thu hút đến như vậy? Dưới góc độ của người bán thì đây là cơ hội tuyệt vời để có thể tiếp cận và giao dịch với các khách hàng từ mọi nơi trên toàn thế giới mà có thể không cần phải bỏ tiền ra mở và duy trì cửa hàng như cách kinh doanh ofline thông thường nữa. Bên cạnh đó, với số lượng người sử dụng Internet khổng lồ hiện nay thì đây chính là thị trường khách hàng dồi dào sẵn có và dễ tiếp cận nhất đối với các người bán hay các doanh nghiệp kinh doanh online. Cùng với sự phát triển của hàng loạt các dịch vụ như quảng cáo online, thanh toán trực tuyến đã giúp quá trình Sales online diễn ra ngày càng thuận tiện và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Với rất nhiều lợi ích như vậy, các cá nhân, các doanh nghiệp đang thực hiện chiến lược bán hàng online nhiều dẫn đến sự cạnh tranh theo cách thương mại này khá gay gắt, đòi hỏi người kinh doanh online cần phải tìm hiểu thật kĩ, có những chiến lược thuyết phục, rõ ràng, luôn nhanh nhạy trước các tình hình và sự biến động của xã hội thì mới có thể trụ vững được.
Trên đây là những thuật ngữ thường được dùng trong chuyên ngành kinh doanh mà bạn không thể bỏ qua. Hi vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn để có được cái nhìn đầy đủ, cụ thể hơn về các thuật ngữ chuyên môn này. Chúc các bạn thành công và công việc đạt hiệu quả cao nhé.