Hiểu về ma trận BCG trước khi áp dụng vào marketing

 

 Ma trận BCG thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng và thị phần. Thông qua phân tích SBU (đơn vị kinh doanh) trong ma trận này cho phép doanh nghiệp đánh giá vị thế cạnh tranh và tiềm lực phát triển của từng loại sản phẩm..

1. Ma trận BCG là gì ?

Ma trận BCG - viết tắt của Boston Consulting Group, được xây dựng với mục đích giúp nhà lãnh đạo định hướng đúng đắn chiến lược tăng trưởng thị phần cho doanh nghiệp của mình bằng cách đưa các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm khác nhau, giúp xác định chính xác vị trí, giá trị của sản phẩm trên thị trường thực tế, để rồi từ đó quyết định đầu tư hay loại bỏ. Chúng ta sẽ phân tích các khía cạnh của ma trận tương ứng với trục và trục hoành, đó là:

Thị phần (market share): Thị phần của sản phẩm trên thị trường là thấp hay cao

Triển vọng phát triển (market growth): Khách hàng tiềm năng trong thị trường có triển vọng phát triển hay không.

(*) Thị phần (market share): là tỉ lệ phần trăm thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được hay thực chất là sự phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Thương hiệu dẫn đầu thường chiếm thị phần lớn nhất. Do vậy, thị phần là một trong những tiêu chí đầu tiên đánh giá mức độ thành công của doanh nghiệp. Cho dù thị phần không phải là tiêu chí duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh thị trường thì giữa thị phần và sức mạnh thị trường có quan hệ mật thiết với nhau, tức là thị phần càng lớn thì sức mạnh thị trường cũng càng lớn.

2. Làm thế nào để xây dựng ma trận BCG ?

Để có thể đưa ra được những kiến thức công bằng về vị trí của sản phẩm trên đơn vị SBU so với ngành, ma trận BCG cần được thiết lập thông qua tốc độ tăng trưởng của thị trường. 

Sự cạnh tranh và tiềm năng của sản phẩm trên thị trường là hai yếu tố quan trọng cần xem xét khi muốn xem xét đến tốc độ tăng trưởng và thị phần cùng lúc. Tuân thủ theo quy tắc này, doanh nghiệp sẽ thu được những kết quả khách quan và tổng thể nhất về sự cạnh tranh, tiêu chuẩn ngành, ý tưởng về tương lai cho sản phẩm của mình.

Khi doanh nghiệp đã tiến hành phân loại, sản phẩm sẽ được đặt vào bốn góc phần tư khác nhau như hình bên dưới (ảnh minh họa)

+) Bò sữa: Là thị phần có lợi nhất thể hiện qua việc thị phần cao nhưng tốc độ tăng trưởng thấp.

+) Ngôi sao: Là thị phần có khả năng cạnh tranh cao và tốc độ tăng trưởng cao.

+) Dấu chấm hỏi: Là thị phần không chắc chắn thông qua việc thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng không cao.

+) Chó: Biểu hiện thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng thấp.

2.1) Thị phần Bò Sữa

Đây là những ngành, sản phẩm có vị thế cạnh tranh tương đối mạnh, thị phần cao, tuy nhiên, những ngành này có mức tăng trưởng khá thấp.

Bằng cách tạo ra doanh thu cao cho doanh nghiệp, thị phần Bò Sữa chiếm được ưu thế tối đa, chính nhờ vậy mà đối với bất kỳ công ty nào cũng vậy, “con bò sữa” này chính là những điều kiện đầu tiên để đầu tư mạnh ngay từ đầu.

Thế mạnh này xuất phát từ tiết kiệm chi phí nhờ vào quy mô đường cong kinh nghiệm. Mặc dù có khả năng sinh lợi cao nhưng chúng lại không có cơ hội phát triển và tốc độ của sự tăng trưởng ngành rất thấp. Vì vậy nhu cầu về vốn đầu tư không quá lớn và được xem là nguồn lợi nhuận rộng rãi.

2.2) Thị phần Ngôi Sao

Nếu được xếp vào danh mục này, sản phẩm sẽ có thị phần kinh tế tương đối lớn ở những ngành đang có sự tăng trưởng cao, sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh, nhiều cơ hội phát triển lợi nhuận, tăng trưởng trong thời gian dài. Mặc dù được đánh giá cao về sự sinh lợi, nhưng trong khi đang hình thành, thị phần Ngôi Sao cần một số lượng lớn vốn đầu tư, đủ nhiều để giữ vững vị thế dẫn đầu.

2.3) Thị phần Dấu Chấm Hỏi

Nhiều ý kiến cho rằng dấu chấm hỏi có thị phần, khả năng cạnh tranh khá thấp. Tuy nhiên, nếu được xếp vào thị phần Dấu Chấm Hỏi, những ngành này sẽ có sự tăng trưởng cao, rất triển vọng trong việc tăng trưởng dài hạn và lợi nhuận thu về.

Nếu được chú ý trong việc chăm chút, phát triển, Dấu Chấm Hỏi sẽ có khả năng trưởng thành Ngôi Sao. Tuy nhiên, sẽ cần số vốn đầu tư lớn, đánh giá đúng thực chất tiềm năng để có kế hoạch đầu tư đúng lúc để làm được điều này.

2.4) Thị phần Con Chó

Một trong những ngành có mức tăng trưởng chậm, mức độ cạnh tranh, thị phần rất thấp. Vì cần đầu tư khá lớn nhưng chỉ để duy trì một phần rất thấp thị phần, ít cơ hội thu về lợi nhuận cao.

 

Một chiến lược marketing phải đảm bảo tăng cường hoặc duy trì hoạt động hỗ trợ cho các sản phẩm Ngôi Sao-ngay từ thời điểm thị trường phát triển mạnh và mang lại lợi nhuận, dẫn đến việc nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập, đầu tư thêm để tăng thị phần và Dấu Hỏi-nhằm giành thị phần cao hơn trên những thị trường hấp dẫn. Nhưng, bên cạnh đó cũng cần giảm bớt đầu tư vào Bò Sữa khi tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp, khiến cho thị trường trở nên kém hấp dẫn đối thủ cạnh tranh, và bỏ qua hay kết thúc tất cả những sản phẩm Con Chó.

3. Ý nghĩa thật sự của ma trận BCG

Ma trận BCG: 

+) là công cụ hữu ích giúp phân bổ nguồn đầu tư cho doanh nghiệp một cách hợp lý.

+) là một lát cắt nhỏ của bức tranh tổng quan về vấn đề hiện tại của doanh nghiệp.

+) ít có giá trị dự báo cho tương lai.

+) không quan tâm tới các khía cạnh liên quan tới môi trường bên ngoài.

+) sẽ có những sai sót dựa trên những giả định được đề ra từ ma trận.

 

Lưu ý:

+) Market Growth cũng có thể là thước đo không đầy đủ về tính hấp dẫn của thị trường.

+) Market share là thước đo về khả năng tạo ra tiền của sản phẩm.

+) Nếu chỉ tập trung vào Market Growth và Market share sẽ làm cho doanh nghiệp quên đi những yếu tố khác giúp tác động tới sự phát triển bền vững của sản phẩm.

+) Vòng đời của các danh mục sản phẩm có thể không giống nhau và quy về một chuẩn nhất định.

 

Nguồn: Kiến thức kinh doanh

 

[TUHA.VN] Phần mềm quản lý bán hàng Online tốt nhất hiện nay
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ