Hiểu rõ mọi thứ về Case Study Marketing trong 4 bước
1. Case Study là gì ?
Case Study: hay còn được gọi là Case Method-một phương pháp nghiên cứu tình huống hay sự việc thực tế, áp dụng lý thuyết để nghiên cứu, phân tích các tình huống cụ thể có thật để đưa ra quyết định giải vấn đề phù hợp đối với tình huống ấy
Hiện nay, Case Study được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Case Study Marketing là gì ?
Case Study Marketing: một bản tổng hợp thông tin, tình huống của công ty, trong đó bao gồm tất cả thông tin từ khi công ty đó thành lập cho đến thời điểm hiện tại với đầy đủ số liệu, tình hình về mọi mặt: tài chính, nhân sự, marekting, công nghệ thông tin..
Ngoài ra, trong đó còn đề cập đến lịch sử thành lập, các giai đoạn phát triển, các bộ phận, phòng ban của công ty cùng với tình hình nền kinh tế mà công ty này đặt từ vĩ mô, và thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Có thể nói, case study trong marketing là một cuốn “tự truyện” về công ty, ở đó có thể tìm kiếm mọi thông tin cần thiết.
case study trong marketing là một lĩnh vực rất rộng, đầy đủ nhưng đơn giản hơn một bộ tài liệu. Trong đó bao gồm tất cả những thông tin cần thiết, tình huống để từ đó đề xuất, đưa ra phương án. Đặt trong phạm vị nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế.
Bài viết liên quan:
2. Các bước để giải một Case Study Marketing
Bước 1: Overall Understanding
1. Hiểu vấn đề/Mục tiêu thương hiệu
Khi phân tích mục tiêu, người làm Case Study nên chú trọng xem xét các yếu tố đòn bẩy (leverage points). Để thiết lập một chiến lược hiệu quả, bạn nên tập trung khai thác những yếu tố quan trọng này
2. Hiểu về ngành hàng, đối thủ, người tiêu dùng
+) Ngành hàng: Tìm hiểu về Key Drivers/Key Barriers và những thông tin, sự thật xung quanh ngành hàng
+) Đối thủ: Tìm hiểu về đối thủ chính của doanh nghiệp, định vị, điểm khác biệt của họ là gì ? Leader là ai ?
+) Người tiêu dùng: Hiểu về thói quen, hành vì sử dụng của họ đối với ngành hàng doanh nghiệp đang phân phối.
3. Hiểu về thương hiệu
Để hiểu rõ được thương hiệu, hãy đơn giản thử trả lời những câu hỏi sau:
+) Đâu là định vị thương hiệu ?
+) Sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nhắm tới đối tượng khách hàng nào ?
+) Sự khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ là gì ?
+) Khách hàng có thể tìm hiểu về công ty qua những kênh nào ?
Bước 2. Consumer Understanding
1. Xác định đối tượng truyền thống
Xây dựng được chân dung khách hàng truyền thống, càng rõ nét càng tốt, để khi nghe, ta có thể hình dung được họ ngoài đời, thông thường có 3 khía cạnh chính cần chú ý:
+) Nhân khẩu học
+) Tâm lý học
+) Thói quen, hành vi
2. Insight-cội nguồn ý tưởng
Đây là một quan sát thực tế, mới mẻ mang đến cảm hứng sáng tạo. Có 3 nguồn cảm hứng chính để tạo ra Insight:
+) Truyền thống ngành hàng
+) Mâu thuẫn văn hóa
+) Tâm lí, hành vi người tiêu dùng
3. Big Idea & Message
Đi kèm với Key Message (thông điệp) sẽ là một Big Idea (ý tưởng lớn) để xuyên suốt chiến dịch, từ đó truyền đạt tới khách hàng những điều thương hiệu muốn nói.
Thấu hiểu được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, để rồi từ đó xây dựng được hình ảnh thương hiệu, khiến họ có ấn tượng tốt và thích thương hiệu
Bước 4: Excution & KPIs
1. Excution Plan
Thông thường, sẽ có 3 giai đoạn cơ bản, qua đó tạo dựng liên kết giữa đối tượng truyền thông với thông điệp tăng dần, cả về chất lượng và số lượng
+) Khởi động cuộc đối thoại: Giới thiệu thông điệp của thương hiệu, tạo ra cú hích thúc đẩy sự quan tâm chú ý của khách hàng-những đối tượng truyền thông.
+) Trải nghiệm: cho khách hàng tham gia trải nghiệm, tạo dựng lòng tin tưởng và gắn kết với thông điệp của thương hiệu.
+) Lan tỏa: từ những trải nghiệm có được từ khách hàng, thông điệp sẽ được lan tỏa với quy mô lớn.
2. KPIs
Ngoài những chỉ số như lượt tải, lượt xem, chia sẻ, lượt trải nghiệm của truyền thông số thì những yếu tố ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu cũng cần được lưu tâm, để ý một cách thường xuyên để có thể phản ứng kịp thời nếu có gì không hay xảy ra.
Nguồn: tomorrowmarketers