9 THÓI QUEN QUẢN LÝ CHI TIÊU TIỀN BẠC HIỆU QUẢ
Có nhiều khi chúng ta tìm đủ mọi cách giành giật để kiếm sống, nhưng đến khi có được đồng tiền trong tay thì bạn lại không biết dùng nó vào việc gì.
Muốn thành công và trở nên giàu có, bạn không thể không biết cách quản lý chi tiêu của mình.
Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay không biết quản lý chi tiêu tiền bạc của mình thế nào, thì hãy cùng tham khảo những cách làm dưới đây:
1. Trước khi tiêu tiền - Hãy suy nghĩ thật kỹ:
- Chúng ta có thực sự cần món đồ đó không? Mua rồi để nó ở đâu ? Và dùng chúng để làm gì ? Đừng mua thứ mà bạn muốn, hãy mua thứ mà bạn cần.
2. Dùng sổ quản lý chi tiêu:
- Trong sổ quản lý cần phải chia thành các cột dự kiến và thực tế chi tiêu ra sao. Chia thành nguyên tắc 6 cái hũ.
Hũ số 1: Chi tiêu cần thiết (55% thu nhập)
Hũ số 2: Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)
Hũ số 3: Đầu tư cho bản thân - Học tập (10% thu nhập)
Hũ số 4: Hưởng thụ - du lịch (10% thu nhập)
Hũ số 5: Đầu tư tài chính: (10% thu nhập)
Hũ số 6: Cho đi - mua quà cho người thân, bạn bè (5% thu nhập)
3. Nếu thuê được thì thuê, nếu mua được thì nên mua đứt luôn, không nên trả góp:
- Những gì ít sử dụng đến nó thì nên thuê tạm thời thôi... Thuê hoặc mượn sẽ giúp tiết kiệm chi phí, không phải bảo quản hay sửa chữa nếu như không sử dụng trong thời gian dài.
4. Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng:
- Việc tiêu trước trả sau đó là đặc tính của con người hãy nên hạn chế nó và kiểm soát nó thật tốt cho mình.
5. Hãy nghĩ tới trách nhiệm gia đình khi cần chi tiêu:
- Gia đình rất quan trọng. Bất cứ lúc nào những người thương yêu của chúng ta gặp rắc rối về tài chính cũng có thể như vậy.
6. Tiết kiệm càng sớm càng tốt:
- Hãy coi việc tiết kiệm trở thành ưu tiên hàng đầu của mình dù số tiền lương của bạn không lớn lắm.
7. Thay đổi tư duy tài chính:
- Áp lực cuộc sống luôn khiến con người cảm thấy căng thẳng tột độ khi nghĩ đến tiền. Không kiếm đủ tiền làm cho chúng ta căng thẳng và lo lắng khi cháy túi. Muốn thay đổi hoàn cảnh trước hết bạn cần thay đổi tư duy.
- Người Nhật có một câu thành ngữ rất nổi tiếng:" Đồng tiền thích chơi với người chăm chỉ, và những ngôi nhà có giàu tiếng cười."
8. Chi tiêu theo mức độ ưu tiên:
- Tùy thuộc vào hoàn cảnh của chúng ta hãy ưu tiên các danh mục, vấn đề nào cần chi tiêu trước hoặc sau. Nếu cảm thấy cần thiết hãy liệt kê nó cụ thể ra giấy và lên một kế hoạch chi tiêu hàng ngày, hàng tuần theo thứ tự mức độ ưu tiên.
9. Đầu tư thông minh để chi tiêu hiệu quả:
- Không đem trứng vào một giỏ, đó có lẽ là cách đầu tư hẳn cũng khá nhiều người biết tới. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường đang ngày một biến động như hiện nay, chúng ta rất khó dự báo về tương lai, vì thế nếu bạn có một khoản tiền nhàn rỗi, hãy dàn trải nó ra và cân đều các danh mục đầu tư như: tiết kiệm ngân hàng, cổ phiếu, bất động sản, vàng, chứng khoán... Hãy phân tán rủi ro tài chính và hạn chế các danh mục đầu tư mạo hiểm.