5 BÀI HỌC LÀM MỚI SẢN PHẨM TỪ BURGER

Mc Donald’s là hãng bánh lớn nhất thế giới. Khi quy mô đã lớn, bạn có thể đè bẹp đối thủ
1. THE ECONOMY OF SCALE:
Sự thật là vậy!!! Ray Kroc sau khi chi ra hơn 2 triệu đô để mua lại Mc Donald’s và phát triển McDonald thành một đế chế thực sự. 2 nhà sáng lập ra McDonald’s là Richard và Maurice McDonald sau đó tiếc nuối và cay mũi nên đã mở ra một cửa hàng The Big M để cạnh tranh với Mc Donald’s. Ray Kroc điên tiết và mở ngay một cửa hàng McDonald’s đối diện The Big M và chơi sát ván khiến The Big M sau một thời gian phải đóng cửa.

Sau đó, Ray để lại câu nói nổi tiếng: “Nếu thấy đối thủ đang ngắc ngoải, hãy tọng vào họng hắn thêm 1 ống nước”.

2. NGON HƠN KHỔNG ĐỦ...VẬY THÌ SAO:
Thị trường bánh Burger rất lớn. McDonald’s là ông kẹ lớn nhất. Có cửa cho brand khác không?

Có chứ. Burger King truyền thông bằng cách làm ra bánh Burger “ngon hơn”.
Mà đây là cái bẫy, vì nói chuyện với rất nhiều anh em bắt đầu làm F&B đều thừa tự tin về việc làm ra sản phẩm “ngon hơn”. Nhưng vậy chưa đủ…
Đủ là thế nào? Là ngon hơn và khách hàng phải thừa nhận là ngon hơn… Burger King đã làm tốt việc này
Burger King tạo ra bánh burger bằng cách “NƯỚNG” nhân burger. Đồ “nướng” có cảm giác ngon hơn đồ “chiên”.

Chiến dịch ban đầu của Burger King là “Nướng không rán - Broiling not Frying”, rất chill. Burger King thành ông lớn đứng top 5 thị trường bánh burger.

3. KHÔNG NGON HƠN, THÌ SAO:
Thì… tiện hơn… thì nhanh hơn. Đây là cách hãng In-n-Out Burger chiến đấu.

Menu cực tối giản, món basic, làm đồ cực kỳ nhanh và nhấn mạnh về TỐC ĐỘ ra đồ da best.

Quảng cáo của họ thể hiện một nhóm lính cứu hỏa phải nhanh chóng đi dập lửa và trên đường ghé qua In-n-Out Burger, tài xế xe order món, sau đó In-n-Out burger làm món và người lính cứu hỏa ngồi cuối xe nhận bánh. Toàn bộ quá trình đó, xe KHÔNG hề giảm tốc vì còn phải đi cứu hỏa.
Menu tối giản, món basic, phục vụ nhanh và không ngồi tại chỗ, In-n-Out Burger là chuỗi burger có biên lợi nhuận lớn nhất trong các chuỗi burger trong nhiều năm liền.

4. KHÔNG NGON HƠN, KHÔNG NHANH HƠN... THÌ SAO:
Năm 1969, Dave Thomas, phó Chủ tịch của chuỗi nhà hàng ăn nhanh KFC quyết định dấn thân vào kinh doanh riêng với thương hiệu Wendy’s.

Chiến lược của Wendy: Chỉ bán bánh cỡ lớn và nhân Burger có hình vuông
Không ngon hơn, không nhanh hơn… thì bạn có thể làm hình dạng khác biệt.

Bánh lớn, nhân hình vuông, vị cay có mix tý tý từ KFC, Wendy’s định vị là chuỗi Burger dành cho người lớn với khẩu hiệu “Nóng và Ngon - Hot ‘n’ Juicy”

=> Quá chill luôn. Wendy’s cũng trong top burger brand.

5. CHƠI KIỂU "HEO THÌ" NHƯ SUBWAY:
Nhưng very hay phải kể đến Subway, hiện giờ đang là chuỗi chuỗi nhà hàng ăn nhanh có tốc độ phát triển lớn nhất thế giới với hơn 40000 cửa hàng tại 105 quốc gia trên toàn thế giới, vượt mặt cả McDonald’s về số lượng điểm (nhưng doanh số không bằng do doanh số trên từng điểm bán thua McDonald’s) - Cách chơi như thế nào?
Từ từ 1000$ vay mượn từ bạn bè, chàng trai Fred DeLuca đã xây Subway xoanh quanh định vị “Ăn đồ tươi - Eat fresh”.

Mọi người ai nói đến đồ ăn nhanh cũng nghĩ đến, béo, không lành nhưng Subway thì tươi và lành, có người ăn kiêng bằng Subway thậm chí còn giảm từ 150kg xuống còn hơn 70kg, vãi chưởng.

Healthy fastfood, hướng đi hay và có thể chạy cực dài trong tương lai vì đúng trend "heo thì"
Thế nên sẽ luôn luôn có những cách làm khác biệt, làm mới một sản phẩm, kể cả sản phẩm rất cũ và truyền thống như bánh burger.

Trên đây, là 5 bài học làm mới sản phẩm hữu ích có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp mà Tuha gửi tới quý độc giả.

Mong sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức trên con đường phát triển sự nghiệp kinh doanh.

Nếu bạn đang là doanh nghiệp hay đang kinh doanh bán hàng online thì hãy cân nhắc dùng thử trải nghiệm sản phẩm phần mềm quản lý bán hàng online Tuha trong vòng 7 ngày tại đây.

[TUHA.VN] Phần mềm quản lý bán hàng Online tốt nhất hiện nay
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ